Bệnh cầu trùng ở gà là một trong những vấn đề sức khỏe quan trọng trong ngành chăn nuôi gà. Với sự phát triển nhanh chóng của ngành chăn nuôi, việc hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh cầu trùng là hết sức quan trọng để duy trì sức khỏe và sản xuất hiệu quả trong đàn gà.
Bệnh cầu trùng ở gà là gì?
Bệnh cầu trùng ở gà có tên khoa học là Coccidiosis Avium, là bệnh ký sinh trùng truyền nhiễm xây ra trên gà, thường bùng phát nhanh khi thời tiết ẩm ướt và có tính lây lan cao, đồng thời tồn tại dai dẳng, khó mà điều trị dứt điểm.
Nguyên nhân của bệnh cầu trùng ở gà
– Bệnh cầu trùng ở gà chủ yếu lây truyền qua đường tiêu hóa.
– Gà mắc bệnh hoặc đã hồi phục từ bệnh, nhưng vẫn mang theo cầu trùng, sẽ thải ra bào tử cầu trùng thông qua phân và vương vãi trên nền chuồng. Gà khỏe mạnh, khi tiêu thụ thức ăn, nước uống, phân gà, chất độn chuồng, đều có thể nhiễm phải cầu trùng.
– Các loài côn trùng, chim chóc và động vật gặm nhấm trong trang trại chăn nuôi đóng vai trò quan trọng như nguồn gốc lây lan bệnh cầu trùng gián tiếp.
– Điều kiện vệ sinh kém trong chuồng nuôi, khu nuôi nhốt chật chội, ẩm ướt, sự ô nhiễm của chất độn chuồng và bãi chăn thả, cùng với việc thiếu các biện pháp an toàn sinh học, tạo ra môi trường lý tưởng cho sự lây lan nhanh chóng của bệnh. Điều này có thể dẫn đến sự bùng phát và duy trì bệnh cầu trùng trong thời gian dài.
Triệu chứng của bệnh cầu trùng ở gà.
Gà ở mọi lứa tuổi đều có khả năng mắc bệnh cầu trùng. Tuy nhiên, tuổi gà thường mắc bệnh nhiều nhất là từ 2-3 tuần, có các triệu chứng chung bao gồm gà bỏ ăn, khát nước, lông xù và đi lại loạng choạng. Thời gian ủ bệnh kéo dài từ 4 – 7 ngày, và biểu hiện cụ thể có thể thay đổi tùy thuộc vào chủng loại cầu trùng gây bệnh. Một số triệu chứng chung khi gà mắc cầu trùng có thể được chia thành ba thể như sau:
– Thể cấp tính
- Gà rụt cổ, ủ rũ, kém ăn hoặc bỏ ăn, tự nhiên uống nước nhiều. Bên cạnh đó, gà ít vận động, đi lại khó khăn, thường ngồi trên hai chân, nhắm mắt, xõa cánh.
- Lúc đầu đi phân có bọt màu vàng hoặc hơi trắng, phân có màu nâu đỏ (phân gà sáp) rồi chuyển sang phân có lẫn máu. Đôi khi phân chỉ toàn máu tươi, phân bết dính ở hậu môn.
- Gà trông nhợt nhạt và yếu, giai đoạn cuối gà có thể bị liệt chân hoặc cánh do mất máu nhiều. Gà chết sau 2-7 ngày nhiễm bệnh và có biểu hiện co giật từng cơn. Tỉ lệ chết 70-80% nếu không can thiệp kịp thời.
– Thể mãn tính
- Kém ăn hoặc ăn không tiêu nên thường bị ỉa chảy, phân sống lúc đầu, sau đó phân màu nâu đen hoặc lẫn máu.
- Bệnh thường tiến triển chậm, quan sát thấy gà gầy ốm, xù lông, chân khô đi như bị liệt, mào nhợt nhạt bất thường.
- Niêm mạc ruột hư hại nặng, khiến gà hồi phục kém, hấp thu dinh dưỡng kém nên tăng trọng chậm. Ở thể này gà là vật mang mầm bệnh (thường xuyên thải mầm bệnh ra ngoài môi trường).
– Thể mang trùng
Ở gà đẻ và gà lớn, chủ yếu thể bệnh cầu trùng xuất hiện ở thể mang trùng, tức là thể ẩn bệnh. Gà lớn mang mầm bệnh cầu trùng vẫn thực hiện ăn uống bình thường, nhưng thỉnh thoảng có triệu chứng ỉa chảy và phân sáp, có những lúc không tiêu chảy.
Thể nang trùng có thể tồn tại âm ỉ, và đàn gà trong khi quan sát vẫn thấy bình thường, tiếp tục ăn uống như bình thường. Đặc biệt, gà đẻ mang cầu trùng ở thể ẩn bệnh có thể phát hiện thông qua việc giảm tỉ lệ đẻ trứng khoảng 15-20%, một biểu hiện mà người chăn nuôi có thể không rõ nguyên nhân.
Bệnh tích
Bệnh cầu trùng ở gà xuất hiện bệnh tích rõ rệt nhất ở: ruột non và manh tràng.
Bệnh tích ở ruột non:
Khi mổ khám gà bị bệnh cầu trùng ta quan sát thấy:
- Ruột non sưng to, đặc biệt là đoạn tá tràng
- Thành ruột dày và cộm lên, thấy rõ những chấm trắng
- Ruột phình to lên thành từng đoạn khác thường, chỗ vách ruột trương to thường dễ vỡ, trong ruột chứa chất lỏng có lợn cợn bã đậu rất thối.
Bệnh tích ở manh tràng
Bệnh tích điển hình nhất là hai manh tràng sưng to. Mổ manh tràng ra bên trong có xuất huyết lấm tấm và đầy máu. Nếu gà mắc bệnh cầu trùng nặng, quan sát thấy 2 manh tràng xuất huyết, hoại tử từng mảng đen.
Tác hại của bệnh cầu trùng ở gà
Gà bị nhiễm bệnh cầu trùng, mặc dù tỷ lệ chết không quá cao, tuy nhiên lại thể hiện các triệu chứng như còi cọc, tăng tốc độ lớn chậm do rối loạn tiêu hoá. Các tế bào thượng bì bị tổn thương, giảm khả năng hấp thụ và trao đổi chất, dẫn đến hiệu suất nuôi còn thấp hơn.
Thậm chí, gà mắc bệnh cầu trùng còn trở nên yếu đuối với sức đề kháng giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho sự bùng phát của nhiều căn bệnh khác. Tỷ lệ chết trung bình do căn bệnh này thường dao động trong khoảng 20 – 30%.
Cách phòng bệnh cầu trùng ở gà
Các nghiên cứu khoa học thường đưa ra lời khuyên rằng, biện pháp phòng bệnh là cách hiệu quả và kinh tế nhất trong chăn nuôi. Dưới đây là những biện pháp phòng bệnh mà bà con chăn nuôi nên tuân thủ:
- Vệ sinh chuồng trại: Đảm bảo chuồng trại thoáng mát, có chắn gió và ánh sáng tự nhiên.
- Quản lý nền chuồng trại: Thiết kế nền chuồng với biện pháp hút ẩm, vệ sinh đều đặn phân gà và các chất thải khác. Đối với gà thả vườn, cần duy trì vệ sinh khu vực chăn thả, có thể sử dụng cát, mùn để dễ dàng vệ sinh.
- Vệ sinh máng ăn uống và dụng cụ chăn nuôi: Đảm bảo vệ sinh, sát khuẩn máng ăn uống và các dụng cụ chăn nuôi để ngăn chặn nhiễm bệnh từ chuồng trại và dụng cụ.
- Phun và sát trùng chuồng trại định kỳ: Sử dụng các loại thuốc sát trùng như Viabencovet, Via.iodine để duy trì môi trường sạch sẽ và ngăn chặn sự lây lan của bệnh.
- Bổ sung vitamin và chất điện giải: Thường xuyên bổ sung vào thức ăn và nước uống của gà các loại vitamin như B-Complex + K + C đậm đặc, và các chất điện giải như Via.Electral để tăng cường sức khỏe và đề kháng của gà.
Thuốc trị bệnh cầu trùng ở gà
Để điều trị bệnh cầu trùng trên gà, bà con có thể tham khảo một trong các loại thuốc dưới đây, đã được chúng tôi đề xuất và cải tiến qua nhiều năm kinh nghiệm hỗ trợ bà con nông dân chăn nuôi gà trên toàn quốc:
- ViaCox Toltral:
- Liều lượng: 100ml/300-400kgTT/ngày
- Kết hợp với Az.Vitamin K3: 100g/500kgTT/ngày.
- Thời gian điều trị: 2 ngày.
- Az.Diazuril:
- Pha nước uống hoặc trộn vào thức ăn.
- Liều lượng: 1ml/25-30kgTT/ngày hoặc 2-3ml/10-15 lít nước uống.
- Thời gian điều trị: 2 ngày liên tiếp.
- Viacox:
- Liều lượng: 1g/5kgTT/ngày hoặc 1g/lít nước uống.
- Via. SBA 30%:
- Liều lượng: 1g/5kgTT/ngày hoặc 1g/lít nước uống.”
Lưu ý: Bà con cần tuân thủ đúng liều lượng và thời gian điều trị theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc tư vấn của bác sĩ thú y để đảm bảo hiệu quả tối ưu và an toàn cho đàn gà.
Sự đa dạng trong lựa chọn thuốc trị bệnh cầu trùng ở gà, kết hợp với các biện pháp quản lý chặt chẽ, sẽ giúp giảm thiểu rủi ro lây nhiễm bệnh đầu đen và duy trì sức khỏe ổn định cho đàn gà. Qua đó, nông dân có thể đảm bảo sự phát triển bền vững của đàn gia cầm và đạt được hiệu suất kinh tế cao trong ngành chăn nuôi.